Cắn móng tay là thói quen xấu thường thấy ở trẻ nhỏ,ệncắnmóngtayCóphảichỉlàthóiquenxấquảng trường đà lạt một vài trường hợp còn có thể gặp ở độ tuổi trưởng thành. Nếu tình trạng cắn móng tay ở một người trở nên thường xuyên hơn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì đây có đơn thuần là thói quen xấu hay là biểu hiện của một dạng rối loạn tâm thần?
Ngày 11.10, bác sĩ chuyên khoa 1 Võ Thị Ngọc Thu, bác sĩ Nội thần kinh, Bệnh viện đa khoa quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết nghiện cắn móng tay có thể được coi là thói quen xấu hoặc hành vi tự gây tổn thương cho cơ thể, thường xuất hiện khi chúng ta cảm thấy nhàm chán, căng thẳng, lo lắng. Nếu tình trạng cắn móng tay trở nên thường xuyên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày thì đó được xem là một dạng rối loạn hành vi lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể (rối loạn tâm thần).
Rối loạn hành vi lặp đi lặp lại tập trung vào cơ thể có nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm biến chứng của rối loạn lo âu, căng thẳng, hoặc có thể là một phản ứng với tình huống xung đột hoặc áp lực trong cuộc sống. Nó cũng có thể có yếu tố di truyền và có thể xuất hiện cùng với các rối loạn tâm lý khác như rối loạn ám ảnh hoặc rối loạn kiểm soát xung đột. Tuy nhiên, không phải lúc nào nghiện cắn móng tay cũng liên quan đến rối loạn tâm thần.
Một số dấu hiệu giúp chúng ta có thể phân biệt được thói quen cắn móng tay với rối loạn tâm thần:
Thói quen cắn móng tay: Thường xảy ra khi người ta cảm thấy căng thẳng, lo lắng, có thể do thói quen từ nhỏ. Thói quen cắn móng tay không gây ra các triệu chứng tâm lý khác như suy nhược, mất giấc ngủ, hoặc suy nghĩ tiêu cực.
Rối loạn tâm thần: Các dấu hiệu nhận biết bao gồm rối loạn giấc ngủ, suy nhược, tâm trạng thất thường, lo lắng quá mức và suy nghĩ tiêu cực. Có thể có liên quan đến các rối loạn tâm lý như rối loạn ám ảnh, rối loạn lo âu hoặc rối loạn cảm xúc. Người nghiện cắn móng tay do rối loạn tâm thần sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và cần điều trị.
Để có thể xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng nghiện cắn móng tay, người bệnh nên đến cơ sở y tế gặp bác sĩ để được tư vấn.
Tác hại của cắn móng tay và một số biện pháp ngăn chặn
Việc cắn móng tay liên tục có thể gây ra một số vấn đề ngắn hạn, bao gồm các vấn đề về răng như răng lệch lạc, răng sứt mẻ, nhiễm nấm ở móng. Các vấn đề về miệng, bao gồm đau hàm và chấn thương mô mềm, nhiễm trùng da, tổn thương mô ở ngón tay, móng tay và lớp biểu bì. Ngoài ra, vi khuẩn, vi rút có thể sống trên bề mặt móng tay, ngón tay trong nhiều giờ, vì vậy khi đưa tay vào miệng, sẽ khiến cơ thể tiếp xúc với vi rút gây cảm lạnh, cúm, các bệnh lý đường tiêu hóa...
Nhiều biện pháp tại nhà có thể sử dụng để giúp ngăn chặn hành vi cắn móng tay như dùng dụng cụ bảo vệ miệng, sơn móng tay bằng sơn móng tay có vị đắng, cắt ngắn móng tay hoặc sử dụng phương pháp truyền thống là bôi dầu đắng lên móng tay. Thử đeo găng tay vào ban đêm hoặc khi ở một mình để không cắn móng tay. Thay cắn móng tay, hãy thay thói quen này bằng nhai kẹo cao su hoặc hoặc các loại kẹo yêu thích.
Trong trường hợp đã áp dụng nhiều biện pháp, nhiều lần cố gắng bỏ thói quen cắn móng tay nhưng vẫn không hiệu quả, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
.